MBTI là gì? Chi tiết 16 nhóm tính cách
- phungdau912
- 11 thg 10, 2024
- 6 phút đọc
Đã cập nhật: 6 thg 11, 2024
Bạn đã từng nghe tới thuật ngữ MBTI trong các cuộc trao đổi? Tại sao từ khóa này lại phổ biến đến vậy? Bài viết của JobsGO sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên và cung cấp các thông tin về khái niệm MBTI và 16 nhóm tính cách MBTI.
1. MBTI là gì?
MBTI, được viết tắt từ Myers-Briggs Type Indicator, là một phương thức sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để phân loại và đánh giá tính cách con người. MBTI chia con người thành 16 kiểu tính cách dựa trên 4 cặp đặc điểm đối lập:
Hướng ngoại (E) - Hướng nội (I)
Cảm giác (S) - Trực giác (N)
Tư duy (T) - Cảm xúc (F)
Phán đoán (J) - Nhận thức (P)
2. Lịch sử ra đời và sự phát triển của MBTI
MBTI dựa trên lý thuyết về các loại hình tâm lý của Carl Jung và được phát triển bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà, Isabel Briggs Myers.
Carl Jung: Nhà tâm thần học người Thụy Sĩ, Carl Jung đã đưa ra những ý tưởng ban đầu về các loại hình tâm lý trong cuốn sách "Psychological Types" (Các loại hình tâm lý) xuất bản năm 1921. Ông đề xuất rằng mọi người có những cách khác nhau để tiếp nhận thông tin và đưa ra quyết định.
Các khái niệm cơ bản: Jung giới thiệu các khái niệm như nội tâm/hướng ngoại, tư duy/cảm xúc, cảm nhận/trực giác. Những khái niệm này sau này đã trở thành nền tảng cho sự phát triển của MBTI.
Katharine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers: Mẹ con nhà Briggs Myers đã dành nhiều năm nghiên cứu và phát triển các ý tưởng của Jung. Họ đã tạo ra một công cụ đánh giá chi tiết hơn, bao gồm 16 loại tính cách khác nhau dựa trên sự kết hợp của các cặp tính cách đối lập.
Công bố MBTI: MBTI được công bố lần đầu vào năm 1962 và nhanh chóng trở nên phổ biến trong các lĩnh vực như tư vấn nghề nghiệp, phát triển cá nhân và quản lý nhân sự.
3. 16 kiểu tính cách MBTI
Mỗi kiểu tính cách thuộc tiêu chuẩn quy ước của MBTI được biểu đạt bằng bốn chữ cái. Trong đó, 16 kiểu tính cách có các đặc điểm sau:
ENFJ - Người Chỉ Dạy (Teacher): ENFJ là những người có thế mạnh về lãnh đạo bản năng và truyền cảm hứng cho người khác. Đồng thời, ENFJ cũng rất đồng cảm và quan tâm đến mọi người. Nhược điểm của tính cách này chủ yếu đến từ việc nhiều tình thương cảm, dẫn tới gánh nặng tâm lý trách nhiệm và dễ lo âu.
ENFP - Nhà Vô Địch (Champion): ENFP là những nhà sáng tạo lấy con người làm trọng tâm, họ nhận năng lượng từ ý tưởng, con người và những hoạt động mới mẻ. Nhược điểm là tính cách có phần mơ mộng nên cần cẩn trọng dễ bị lợi dụng bởi kẻ xấu.
ENTJ - Nhà Điều Hành (Executive): ENTJ có sức hấp dẫn đáng nể, tính sắc bén và khả năng duy lý đáng ngưỡng mộ. Một trong những phẩm chất quan trọng của họ là khả năng thuyết phục, đi kèm với đó là việc dễ bị căng thẳng và tính kiểm soát cao.
ENTP - Người Phát Minh (Inventor): ENTP có sự thông minh, khả năng ngoại giao, tính sáng tạo và tinh thần tháo vát. Họ luôn xuất sắc trong việc tạo ra các giải pháp mới và độc đáo, đồng thời họ cũng thích tranh luận và có phần dễ thay đổi ý định.
ESTJ - Người Giám Sát (Supervisors): ESTJ đề cao việc đưa ra quyêt định dựa vào thông tin khách quan và logic hơn là dựa vào cảm xúc cá nhân. Họ thường ưa thích làm việc với những thông tin cụ thể hơn là những ý tưởng trừu tượng, tuy nhiên cùng với đó sẽ là tính cứng nhắc, ít linh hoạt và có xu hướng thích phê bình.
ESFP - Người Trình Diễn (Performer): ESFP mang tinh thần thực tế, mặc dù họ không thích sự rập khuôn và sự lặp đi lặp lại. Họ tin tưởng vào khả năng ứng biến của mình trong mọi tình huống, vì vậy nên đây cũng là nhóm người dễ mất tập trung với các chủ đề mang tính lý thuyết hàn lâm.
ESFJ - Người lãnh sự (The Consul): ESFJ có những đặc điểm tích cực như trung thành, chăm chỉ và tận tâm. Họ thường thích làm việc trong môi trường kết nối hợp tác và có khả năng giao tiếp xã hội tốt. Bên cạnh đó, tính cách này cũng dễ bị tổn thương bởi lòng trắc ẩn của chính mình.
ESTP – Người Đề Xướng (Promoter): ESTP mang đến cho mọi người sự năng động, nhiệt huyết và những quan điểm mới lạ. Mặc dù có thể bị xem là liều lĩnh, nhưng những người ESTP thực sự có niềm đam mê cháy bỏng và luôn đi thẳng vào trọng tâm vấn đề.
INFJ - Người Cố Vấn (Counselor): INFJ luôn đam mê giúp đỡ mọi người và là những người lắng nghe chân thành. Họ có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tôn trọng ý kiến của người khác. Cùng với đó, khi nói về vấn đề cá nhân, họ là những người cực kì kín đáo và có phần tạo cảm giác khó gần.
INFP - Người Hòa Giải (Mediator): INFP là những người rất nhạy cảm và tận hưởng sự tự do cá nhân.Họ thường đặt mục tiêu cao về việc tạo dựng ý nghĩa cho bản thân và có sự tận tụy trong việc theo đuổi giấc mơ của mình.
INTJ - Người Phân Tích (Analyst): INTJ có sự kết hợp độc đáo giữa tính quyết đoán và khả năng trí tưởng tượng sống động. Trong thực tế, họ có thể xây dựng một kế hoạch xuất sắc và thực hiện nó một cách hiệu quả, tuy nhiên cái giá phải trả là cự căng thẳng cũng như mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng.
INTP - Nhà Logic Học (Logician): INTP là một kiểu nhân cách phức tạp, tính chất hướng nội cao của họ khiến họ thích dành thời gian một mình để suy ngẫm và tập trung vào thế giới nội tâm.
ISFJ - Người Nuôi Dưỡng (Nurturer): ISFJ là một tính cách vô cùng ấm áp, có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, họ cũng cần nhận thức được nhược điểm của bản thân về việc thiếu quyết đoán để có thể phát huy tối đa tiềm năng.
ISFP - Nhà Soạn Nhạc (Composer): ISFP là những người có tính trau chuốt thẩm mĩ, luôn tìm kiếm vẻ đẹp và xuất sắc trong việc thể hiện tài năng nghệ thuật bẩm sinh. Song hành là việc tính cách này thích làm việc độc lập nên có phần khó theo quy tắc.
ISTJ - Người Thanh Tra (Inspector): ISTJ là một loại tính cách hướng nội, thường tập trung vào công việc, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, ISTJ gặp khó khăn với việc thích nghi thay đổi và mở lòng với ý kiến mới.
ISTP - Thợ Thủ Công (Crafter): ISTP hay có xu hướng phá vỡ các nguyên tắc truyền thống để thể hiện cái tôi và bản sắc cá nhân. Điều này cũng có thể hiểu là họ sẽ không chấp nhận môi trường nơi nguyên tắc của họ bị coi thường.
Vậy bạn đã biết mình thuộc nhóm tính cách nào chưa? Hãy làm ngay bài kiểm tra tính cách MBTI để biết được điểm mạnh của mình ngay nhé
Trên đây là những thông tin mà JobsGO muốn chia sẻ với bạn về “MBTI là gì? Chi tiết 16 nhóm tính cách”. Hy vọng, bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách đánh giá tính cách này và bản thân thuộc nhóm tính cách nào.
Comments